Thu nhập ngoài lãi của ACB tăng 45% so với cùng kỳ đã góp phần giúp ACB tăng trưởng lợi nhuận. Trong đó,ậpngoàilãităngACBđạtlợinhuậntỉđồngtrongthásoi cau ku bet mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư tiếp tục đóng góp lớn vào thu nhập giúp đưa tỷ trọng thu nhập ngoài lãi lên 23% trong tổng doanh thu, cao hơn so với cùng kỳ (18%).
Tính đến cuối tháng 9, dư nợ cho vay của riêng ngân hàng ghi nhận mức tăng 8,2% so với đầu năm. Hoạt động cho vay của công ty chứng khoán ACBS phục hồi khi dư nợ tăng gấp đôi so với cuối năm 2022. Kết quả chung cho thấy tăng trưởng tín dụng của toàn tập đoàn ACB lên 8,7% so với đầu năm, đạt 450.000 tỉ đồng. Sau khi giải ngân hết gói tín dụng 30.000 tỉ đồng, ACB triển khai gói tín dụng lên 50.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi giảm đến 3%/năm nhằm hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh khó khăn, tạo nguồn cung ứng vốn cần thiết cho mùa kinh doanh cao điểm cuối năm, đồng thời tích cực đáp ứng yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân, ACB hiện có gói tín dụng có mức lãi suất vay ưu đãi khoảng 7 - 8%/năm nhằm gia tăng tín dụng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tiền gửi trong 9 tháng đầu năm đạt 7,6%, trong đó quy mô tiền gửi không kỳ hạn liên tục được cải thiện, tăng trưởng tốt trong quý 3 và đã phục hồi so với mức đầu năm. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu của ACB duy trì ở mức thấp và chiến lược thận trọng (98% khoản vay của ACB được đảm bảo với tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản (LTV) chỉ 54%), ACB không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ tiếp tục tăng trưởng bền vững trong quý 3, đạt 12,8%, vượt xa mức quy định tối thiểu, luôn đảm bảo trong vùng an toàn ngay cả trong điều kiện căng thẳng.
Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm